Khi nói về thương mại điện tử, Bill Gates từng nhấn mạnh “5-10 năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờ kinh doanh nữa”.
Các chuyên gia cũng đều dự đoán là trong tương lai thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển hơn nữa và thay thế phần lớn các hình thức kinh doanh kiểu truyền thống.
Để có thể tham gia lĩnh vực thương mại điện tử đầy tiềm năng và tăng thêm khả năng thành công trong kinh doanh thì trước tiên các bạn phải hiểu tất tần tật các kiến thức về thương mại điện tử. Nếu còn mơ hồ thì bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về thương mại điện tử
Tổng quan về ngành thương mại điện tử:
Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 6.4 tỷ USD/năm và dự báo tốc độ tăng tưởng trung bình là 30%. 50% người dùng Việt Nam biết sử dụng internet và mua sắm trực tuyến trên mạng. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển và cơ hội kinh doanh thành công khi tham gia lĩnh vực này.
Mọi ngành hàng đều muốn nhảy vào sân chơi cực kỳ hấp dẫn. Cuộc đua bán lẻ này đã và đang phát triển không có dấy hiệu dừng lại. Ba đại gia lớn về thương mại điện tử ngày nay cực kì thành công trong sân chơi này không ai khác là Shopee, Tiki và Lazada. Dự báo đến năm 2020 thì thị trường thương mại có thể đạt đến 10 tỷ USD.
Nghe nhắc thương mại điện tử hoài mà nó chính xác là gì?
Thương mại điện tử là một phần hoặc toàn bộ tiến trình của hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Bằng cách này, các hoạt động giao dịch, quảng bá thậm chí là thanh toán đều được thực hiện nhanh chuẩn và hiệu quả hơn. Từ đó, nó tiết kiệm được nhiều chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.
E-Commerce là một trong những mảng cốt yếu thuộc Digital Marketing
Sự bận rộn trong công việc và những lo toan trong cuộc sống khiến mọi người có xu hướng mua sắm trực tuyến các sản phẩm và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành thương mại điện tử ngày càng phát triển
Các cấp độ phát triển của thương mại điện tử:
- Phân chia dựa trên giai đoạn phát triển của website
Nếu doanh nghiệp đang có trang website hiện diện trên mạng lưới internet thì bạn đang ở cấp độ đầu tiên. Mức độ này không yêu cầu website của bạn quá cầu kỳ và phải có nhiều chức năng phức tạp mà chỉ cần cung cấp đầy đủ về doanh nghiệp và sản phẩm.
Nếu website của bạn có vẻ ngoài chuyên nghiệp, sở hữu cấu trúc phức tạp và cung cấp nhiều chức năng hữu dụng cho người xem khiến họ dễ dàng liên lạc với doanh nghiệp thì bạn đang ở cấp độ thứ hai
Khi doanh nghiệp của bạn có các hoạt động bán hàng hay dịch vụ qua mạng nhưng chưa có hệ thống dữ liệu nội bộ để thực hiện thành công các giao dịch thì bạn chỉ đang nằm ở cấp độ thứ 3
Khi website đã liên kết trực tiếp với dữ liệu nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu đều được tự động hóa, ít sự can thiệp của con người thì bạn đang ở cấp độ thứ 4 trong thương mại điện tử
Khi doanh nghiệp bạn có thể áp dụng thương mại điện tử trên các thiết bị công nghệ không dây như điện thoại thông minh hay sử dụng phương thức truyền không dây WAP thì bạn đang ở cấp độ thứ 5.
Nếu chỉ với một thiết bị công nghệ điện tử mà bạn có thể truy cập vào một nguồn thông tin mọi lúc, mọi nơi với mọi loại định dạng thông tin và thực hiện các loại giao dịch dễ dàng thì bạn đang ở cấp độ cuối cùng của thương mại điện tử.
- Phân chia dựa trên tính năng trên website
Nếu đang ở cấp độ 1 thì doanh nghiệp của bạn sẽ có website cung cấp phần lớn thông tin về sản phẩm, dịch vụ,… Các hoạt động trao đổi mua bán vẫn thực hiện theo các phương thức truyền thống.
Còn ở cấp độ 2 thì doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch đặt hàng, mua hàng thông qua website và có thể thực hiện thanh toán trực tuyến.
Cuối cùng ở cấp độ 3 thì website của doanh nghiệp đã liên kết trực tiếp được với dữ liệu trong mạng nội bộ doanh nghiệp, mọi hoạt động hạn chế sự can thiệp của con người từ đó giảm chi phí hoạt động và làm tăng hiệu quả.
Các mô hình trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử có 3 loại điển hình ở Việt Nam đó là B2B, B2C, C2C.
- Mô hình B2B (Business to Business)
Mô hình được hiểu là quá trình thương mại giữa 2 doanh nghiệp với nhau. Mô hình được nhiều đơn vị kinh doanh áp dụng vì tiết kiệm chi phí khảo sát thị trường, tạo cơ hội hợp tác và bán hàng hiệu quả hơn. Mô hình này đặc biệt hữu dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
Trong mô hình kinh doanh B2B thì lại có 4 loại nhỏ hơn đó là thiên về bên mua, bên bán, dạng trung gian hay là loại hình thương mại hợp tác. Những mô hình điển hình về B2B đó là alibaba.com, vietgo.vn,…
- Mô hình B2C (Business to Customer)
Mô hình thương mại điện tử này được hiểu là giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Hay đơn giản hơn bạn có thể hiểu là người dùng mua hàng hóa của các doanh nghiêp thông qua Internet.
Mô hình B2C hiện nay tại Việt Nam có 4 loại chính đó là: website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, wesite thương mại trực tuyến hay website đấu giá trực tuyến. Trong đó website thương mại điện tử chiếm 94% – tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình còn lại.
Ví dụ về mô hình kinh doanh B2C ở nước ngoài đó là amazon.com, aliexpress,… còn tại Việt Nam thì có Adayroi, Tiki, Shopee,…
- Mô hình C2C (Consumer to Consumer)
Mô hình kinh doanh này chủ yếu xảy ra giữa hai cá nhân và không phải là doanh nghiệp. Mô hình này trong thời gian gần đây có tốc độ phát triển đột phá và ngày càng phổ biến cụ thể là các trang rao vặt hay đấu giá trực tuyến.
Mô hình C2C được chia thành nhiều hoạt động nhỏ hơn bao gồm mua hàng, giao dịch trao đổi, giao dịch hỗ trợ và bán tài sản ảo. Một số ví dụ thành công của mô hình C2C này là chodientu.com, heya.com.vn,…
Lợi ích mang lại của thương mại điện tử:
Thương mại điện tử ra đời đã và đang đem lại rất nhiều chuyển biến tích cực mà ta có thể phân thành 3 nhóm sau:
- Đối với doanh nghiệp:
Mở rộng phạm vi thị trường: Với các phương thức giao dịch truyền thống, người bán lẫn người mua sẽ bị hạn chế và không thể mở rộng phạm vi tiếp cận. Sử dụng hình thức mua bán online cho dù bạn ở đâu, khách hàng cũng có thể thấy bạn, biết bạn trên internet và sẵn sàng mua hàng.
Tối ưu chi phí hiệu quả: Bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí khi không phải đầu tư quá nhiều vào thuê mặt bằng và các chi phí liên quan khác mà dùng nguồn vốn đó đầu tư cho sự phong phú đa dạng của các mặt hàng từ đó công việc kinh doanh sẽ phát triển mạnh mẽ.
Cải thiện kênh phân phối: Khi sử dụng thương mại điện tử bạn sẽ không sợ việc hàng bị lưu kho quá nhiều tại các hệ thống của hàng. Tất cả mọi việc đều sẽ được thay thế bằng các showroom trực tuyến trên mạng.
Lợi thế cạnh tranh: Bạn có thể tiếp cận với khách hàng mục tiêu dễ dàng nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu.
- Đối với người tiêu dùng:
Sự lựa chọn đa dạng: Người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn cho vấn đề của mình. Cùng một nơi cung cấp, cùng một giải pháp nhưng họ sẽ được tối ưu sự lựa chọn cho mình mà không cần đi đâu xa
Đáp ứng được mọi yêu cầu: Ngày nay, mọi ngành hàng mặt hàng đều xuất hiện trên thương mại điện tử. Người tiêu dùng sẽ tìm được rất cả những thứ họ muốn chỉ trong vài giây tìm kiếm.
Giá thấp hơn: Vấn đề giá cả luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng. Họ sẽ dễ dàng so sánh giá giữa các doanh nghiệp để tìm ra mức giá phù hợp nhất cho sản phẩm mình muốn mua.
- Đối với xã hội:
Nâng cao mức sống: Thương mại điện tử phát triển tạo ra nhiều cơ hội làm việc, mua sắm hay giao dịch dễ dàng hơn. Đây là một dấu hiệu tốt trong tương lai.
Lợi ích cho các nước nghèo: Ta có thể học hỏi và tiếp cận với các sản phẩm của các nước mạnh hiện nay.
Hoạt động trực tuyến: Các hoạt động trực tuyến sẽ cải thiện phần nào ùn tắc và tai nạn giao thông.
Vậy thương mại điện tử cần phải học những gì?
Muốn theo đuổi ngành thương mại điện tử bạn cần có kiến thức đủ rộng và đủ sâu về các lĩnh vực sau:
- Thiết kế Website
- Search Engine Optimization (SEO)
- Content Marketing
- Re-Marketing
- Digital Marketing
- Video Marketing
- Bán hàng đa kênh
- Tiếp thị liên kết
- Phần mềm trong kinh doanh (CRM,ERP,Tool…)
- Google Marketing
- Facebook Marketing
- Youtube Marketing
- Email Marketing
- Social Marketing
Nguồn tham khảo:
https://hbr.org/2008/03/in-e-commerce-more-is-more
The post E-Commerce và những điều cần phải biết appeared first on Wiki19.com.
Nhận xét
Đăng nhận xét